Thủ thuật sử dụng Windows 8


windows-8-starter1.jpg

Windows 8 có rất nhiều điều mới mẻ, từ cách sử dụng cho đến những thành phần hệ thống. Trước đây chúng ta đã từng tham khảo qua những thao tác điều hướng cơ bản, các phần mềm mới trong giao diện Modern, tìm hiểu một số tùy chọn cấu hình hệ điều hành. Còn hôm nay, mình xin chia sẻ với các bạn một số thủ thuật với Windows 8 mà mình thu thập và nghiên cứu được trong mấy tuần qua. hi vọng chúng sẽ giúp việc sử dụng máy của mọi người được nhanh chóng và thuận tiện hơn. Nếu các bạn có kinh nghiệm sử dụng nào hay thì xin mời chia sẻ cho mọi người ngay tại topic này luôn nhé.

Gõ tiếng Việt với Windows 8

Thật may mắn khi hầu hết các bộ gõ tiếng Việt tương thích với Windows 7 đều có thể hoạt động một cách trơn tru và tuyệt vời với Windows 8/Windows 8 Pro (xin lỗi các bạn Windows RT, các bạn vì chạy trên dòng vi xử lí ARM nên phải chờ cộng đồng làm ra bộ gõ riêng). Bạn có thể dùng bất kì phần mềm nào mình muốn, ví dụ như GoTiengViet hay Unikey đều được. Sau khi tải về, giải nén tập tin thì bạn sẽ có được file chạy của bộ gõ, nhấn đúp vào là nó sẽ tự khởi động. Khi được hỏi là có cho phép chạy tập tin này hay không, bạn bỏ chọn ở ô “Always ask before opening this file” để Windows sẽ không hỏi lại ở các lần sau, kế đó nhấn Run.

Tuy nhiên, do vấn đề kĩ thuật nên trong thời gian đầu, hai phần mềm này có thể sẽ không tự thêm mình vào danh sách các phần mềm tự khởi động cùng với Windows. Để làm việc này thì cũng đơn giản thôi, ngay tập tin chạy, bạn nhấn phím phải chuột, chọn Create Shorcut. Sẽ có một shortcut mới được tạo ra, bạn Cut hoặc Copy nó. Kế tiếp, nhấn Windows + R để mở hộp thoại Run, nhập vào dòng shell:common startup, nhấn Enter. Windows Explorer sẽ mở một cửa sổ mới đến đường dẫn của thư mục Startup, bạn dán Shortcut khi nãy vào đây là xong. Từ giờ trở đi, bộ gõ sẽ luôn chạy lên cùng Windows.

Tắt kiểm tra lỗi chính tả trong khi gõ

Lúc mới cài xong Windows, khi chúng ta bắt đầu gõ chữ thì máy sẽ tự động gạch đỏ những chữ chúng ta gõ bằng tiếng Việt. Đây là một tính năng kiểm tra chính tả mới cho toàn hệ thống mà Microsoft đã tích hợp nó lên Windows 8, tiếc thay nó không hoạt động tốt với tiếng Việt mặc dù chúng ta đã thêm ngôn ngữ này vào Language Preferences. Để loại bỏ tính năng gây phiền phức này đi, bạn hãy vào Change PC Settings (Nhấn Windows + I, nhìn xuống góc dưới bên phải màn hình sẽ thấy chữ này) > General > Spelling. Gạt cả hai thanh “Autocorrect misspelled words” và “Highlight misspled words” sang Off là xong.
Đọc tiếp »

Hệ điều hành là gì?


Bắt đầu với khái niệm về Hệ điều hành ?

Hệ điều hành (HĐH) đó là một bộ các chương trình hỗ trợ việc điều khiển phần cứng của máy tính, tổ chức làm việc với các tập tin (trong đó có chạy và điều khiển việc thực hiện của các chương trình), và đồng thời thực thi sự giao tiếp với người dùng, tức là dịch các câu lệnh của người dùng và hiển thị kết quả làm việc của những lệnh này.
Không có hệ điều hành thì máy tính không thực hiện được chức năng của mình. Trong trường hợp đó máy tính chỉ là một tập hợp các thiết bị điện tử không làm việc, không hiểu là để làm gì.
Đến thời điểm hiện nay thì các hệ điều hành nổi tiếng nhất cho máy tính là Microsoft Windows (C) và UNIX. Windows bắt nguồn từ hệ điều hành MS-DOS trước đây làm việc trên các máy tính của hãng IBM.
Hệ điều hành UNIX do nhóm các nhà phát triển Bell Labs viết ra vào năm 1969 dưới sự điều khiển của Dennis Ritchie, Ken Thompson và Brian Kernighan. Nhưng bây giờ khi nói đến hệ điều hành UNIX thường có ý không nói cụ thể một hệ điều hành cụ thể nào mà là một nhóm các hệ điều hành dòng UNIX (UNIX-liked OS). Chính bản thân
từ UNIX (viết hoa tất cả các chữ cái) trở thành nhãn hiệu thương mại của tổng công ty AT&T. Đọc tiếp »

[HOT] Siêu Mini Win7 1 click – Cứu hộ Online Wifi từ USB, ổ cứng chuyên nghiệp!


Mình thấy bài này rất hay và cần thiết nên lấy luôn nguyên văn về đây ko chỉnh sửa gì thêm, những bạn nào quan tâm thì down về test, sử dụng vào thảo luận nhé.

Lãng khách không giải thích nhiều với bản này. Để có khái niệm về Portable Windows 7, các bạn tham khảo 2 chủ đề sau:
Portable Win7 250 MB by Lãng khách – cứu hộ máy tính theo cách chuyên nghiệp!
Cài đặt XP file ISO lên ổ SATA không cần tích hợp sẵn driver trong 20 phút!

Bản này hỗ trợ tự nhận màn hình, mạng không dây, âm thanh. Ngoài ra, nó cũng tích hợp Portable VLC Player cho phép xem phim, nhạc mọi định dạng. Nó cũng có các công cụ hệ thống tối cần thiết để cứu hộ dữ liệu. Nó sẽ khiến cho bạn cảm thấy như mình đang trên Windows 7 chứ không phải là một HĐH cứu hộ.

Cách tạo USB thì rất đơn giản.
1, Các bạn tải file đính kèm:
LK1clickSuperW7USB.zip (2,68 MB)

về xả nén ra một thư mục (Desktop cho dễ tìm ).

2. Sau đó, tải 4 phần của file W7pe_x86LK.iso về cũng đặt chung vào thư mục nói trên (ví dụ: Desktop). Sau đó, dùng WinRAR mở file part1 (file tải về đầu tiên), 4 phần tự động được ghép lại, các bạn xả nén file W7pe_x86LK.iso này vào đúng thư mục đặt file LK1clickSuperW7USB.exe rồi chạy file LK1clickSuperW7USB.exe để tạo USB boot.
http://www.mediafire.com/download.php?w6p5z7d5az3nfa8
Chúc các bạn thành công!

(Lãng khách viết file 1 click có USB boot hơi vội, sẽ cải tiến sau khi có time ).

Demo 1 hình ảnh Desktop:

Nguồn

Tổng hợp tăng tốc Windows 7 tốt nhất!


Hiệu suất là thứ không sờ thấy được nhưng lại là thứ đáng mong muốn nhất khi nói đến các máy tính, việc điều chỉnh để có được hiệu suất mong muốn được xem như là một quy luật tất yếu hơn là một việc thông thường. Mục đích chính của hiệu suất ở đây là có được thời gian đáp ứng hệ thống nhanh hơn, các game chạy nhanh hơn, thời gian khởi động và tắt máy tính ngắn hơn…
Lãng khách có theo dõi và tổng hợp được một số nội dung rất hay để giúp các bạn tinh chỉnh sao cho Windows 7 trở nên “mượt mà”:

1. Tăng tốc chuyển đổi giữa các cửa sổ

Khi chuyển đổi giữa các cửa sổ trong Windows 7 chúng ta sẽ thấy một hiệu ứng phóng to – thu nhỏ. Tuy nhiên chúng ta có thể loại bỏ hiệu ứng này để quá trình chuyển đổi giữa các cửa sổ nhanh hơn.

Thực hiện các bước đơn giản sau:

1. Vào Start rồi nhập SystemPropertiesPerformance vào hộp Search.

2. Khi xuất hiện hộp thoại chọn tab Visual Effects.

3. Sau đó hủy chọn hộp chọn Animate windows when minimizing and maximising rồi nhấn OK.

2. Tăng tốc khởi động Windows 7

Mặc định, Windows 7 chỉ sử dụng một lõi để khởi động tuy nhiên chúng ta có thể thực hiện hiệu chỉnh một số cấu hình trong System Configuration để tăng số lượng lõi sử dụng để giảm thời lượng khởi động.

1. Click vào menu Start chọn Run rồi nhập msconfig.

2. Chọn tab Boot rồi click vào nút Advanced optiopns …

3. Lựa chọn hộp chọn Number of processors rồi lựa chọn số lượng lõi vi xử lý mà muốn sử dụng trong quá trình khởi động.

4. Click OK và Apply.

5. Khởi động lại máy để áp dụng các thay đổi.

3. Gở bỏ những font không sử dụng

Các lại font chữ, đặc biệt là font True Type, chiếm dụng một phần tài nguyên hệ thống. Để có một khả năng thực thi tối ưu chúng ta chỉ nên giữ lại những font thường sử dụng và những font mà các ứng dụng yêu cầu. Để gỡ bỏ font thực hiện các bước sau:

1. Mở Control Panel.

2. Vào folder Fonts.

3. Di chuyển những font không sử dụng vào một thư mục tạm thời. Chú ý không nên xóa bỏ đề phòng trường hợp một loại font nào đó cần được sử dụng lại. Càng nhiều font được xóa bỏ thì tài nguyên hệ thống được giải phóng càng lớn.

4. Giảm thời gian tắt của Windows 7

Windows 7 shutdown nhanh hơn so với Vista và XP, tuy nhiên chúng ta có thể tăng tốc hơn nữa tiến trình này bằng cách thực hiện một số thay đổi trong registry để giảm thời gian Windows phải chờ để đóng các tiến trình. Thực hiện các thao tác sau:

Lưu ý: Trước khi thực hiện thủ thuật này chúng ta nên backup hệ thống đề phòng lỗi phát sinh.

1. Click vào Start rồi nhập regedit vào hộp Run. Nhấn Enter.

2. Truy cập vào
Code:

HKEY_LOCAL_MACHINE\SYSTEM\CurrentControlSet\Control

.3. Phải chuột lên key WaitToKillServiceTimeOut rồi lựa chọn giá trị thấp hơn. Giá trị mặc định là 12000 (12 giây) nhưng chúng ta có thể lựa chọn một giá trị thấp hơn bất kì.

4. Thực hiện xong click OK rồi khởi động lại hệ thống.

5. Hủy bỏ tính năng Search Indexing

Nếu biết địa chỉ lưu trữ file, và chỉ thực hiện tìm kiếm file khi cần thiết thì tính năng Search Indexing hoàn toàn không cần thiết, không những thể nó chiếm dụng khá nhiều tài nguyên hệ thống; do đó đây là một tính năng mà người dùng nên tắt bỏ. Thực hiện các thao tác sau:

1. Vào Start rồi nhập services.msc vào hộp Run.

2. Tìm đến dịch vụ Windows Search rồi phải chuột lên nó.

3. Trong trường Startup Type lựa chọn Disabled.

6. Cấu hình Taskbar Thumbnail Preview

Taskbar Thumbnail Preview (xem trước ảnh nhỏ cửa sổ trên thanh Taskbar) là một trong những tính năng khá độc đáo của Windows 7. Tuy nhiên nếu thấy thời gian hiển thị của những ảnh nhỏ này là quá lâu hay quá nhanh thì chúng ta có thể tăng hoặc giảm khoảng thời gian này trong registry. Thực hiện các thao tác sau:

Lưu ý: Chúng ta cần backup hệ thống trước khi thực hiện vì quá trình thay đổi registry luôn có thể có sự cố phát sinh với hệ thống.

1. Vào Start, nhập regedit vào hộp Run rồi nhấn Enter.
2. Truy cập vào vùng
Code:

HKEY_CURRENT_USER\Software\Microsoft\Windows\CurrentVersion\Explorer\Advanced

3. Phải chuột lên Advanced chọn New | DWORD rồi nhập giá trị sau: ThumbnailLivePreviewHoverTime.

4. Phải chuột lên ThumbnailLivePreviewHoverTime chọn Modify.

5. Lựa chọn Decimal Base rồi nhập thời lượng mong muốn (tính theo mili giây).

6. Click OK rồi khởi động lại hệ thống.

7. Hủy bỏ một số dịch vụ

Một số dịch vụ của Windows 7 chiếm dụng khá nhiều dung lượng RAM, và thật lãng phí nếu chúng ta không cần sử dụng những dịch vụ đó. Vì vậy chúng ta nên cài đặt chế độ khởi động thủ công cho một số dịch vụ không cần thiết.
Để khởi chạy hay tắt bỏ dịch vụ thực hiện các thao tác sau:

1. Vào Control Panel | Administrative Tools rồi chọn Services.

2. Sau đó phải chuột lên những dịch vụ muốn tắt chọn Stop, hoặc Start để bật.

Các dịch vụ đã được viết gồm có một mô tả về những gì chúng thực hiện (chú ý, nhiều dịch vụ của nhóm thứ ba không có mô tả). Cột trạng thái trong cửa sổ Services thể hiện cho bạn thấy dịch vụ đó có được khởi chạy hay không. Startup Type có nghĩa là dịch vụ đó sẽ bắt đầu như thế nào:

* Automatic, nghĩa là dịch vụ sẽ bắt đầu khi Windows được khởi động
* Manual, nghĩa là dịch vụ bắt đầu khi Windows phát hiện thấy cần thiết đến nó.
* Disabled, nghĩa là dịch vụ sẽ không được thực thi.

Hầu hết các dịch vụ đều được thiết lập ở trạng thái Automatic hoặc Manual. Bạn không cần phải thay đổi bất kỳ dịch vụ Manual nào; chúng chỉ bắt đầu khi nó cần đến chúng để thực hiện một công việc gì đó. Có thể có một số dịch vụ tự động không cần đến.
Để thay đổi cách các dịch vụ bắt đầu, bạn chỉ cần kích chuột phải và chọn Properties. Nếu không muốn dịch vụ nào đó nạp vào thì đầu tiên dừng dịch vụ đó bằng nhấn Stop, sau đó bạn kéo danh sách Startup Type xuống và thiết lập dịch vụ sang chế độ Manual hoặc Disabled.

Nếu không chắc chắn về một dịch vụ, bạn nên thiết lập nó sang chế độ Manual để đảm bảo an toàn. Còn nếu trường hợp bạn biết chắc chắn không cần đến dịch vụ đó thì mới nên chọn Disabled.

Những dịch vụ cần thiết phụ thuộc vào những gì bạn thực hiện với máy tính. Ví dụ, nếu bạn không sử dụng ReadyBoost, thì hoàn toàn có thể vô hiệu hóa dịch vụ này; ngoài ra bạn cũng có thể vô hiệu hóa Windows Error Reporting (báo cáo lỗi của Windows) nếu không muốn chúng báo cáo lỗi; có thể vô hiệu hóa Tablet PC Input Service nếu không muốn sử dụng tính năng này…

Bạn có thể vô hiệu hóa hầu hết các dịch vụ bắt đầu tự động ở chế độ mặc định dưới đây:

* Computer Browser
* Distributed Link Tracking Client
* IKE and AuthIP IP Keying Modules
* Offline Files
* Remote Registry
* Tablet PC Input Service (trừ khi bạn sử dụng Tablet PC)
* Windows Error Reporting

Một số dịch vụ bạn tuyệt đối không được vô hiệu hóa gồm:

* Multimedia Class Scheduler
* Plug and Play
* Superfetch
* Task Scheduler
* Windows Audio
* Windows Driver Foundation

Thực hiện các thao tác này phải được kiểm tra ngay lập tức, nếu có bất kỳ một hiện tượng nào đó không làm việc thì bạn cần phải thay đổi trở về trạng thái ban đầu đối với dịch vụ mà bạn vừa điều chỉnh gần nhất.

Lấy một ví dụ, đây là các dịch vụ có thể vô hiệu hóa trên máy tính chơi game kết nối mạng.

* DFS Replication
* Computer Browser
* Distributed Link Tracking Client
* IKE and AuthIP IPsec Keying Modules
* IP Helper
* IPsec Policy Agent
* KtmRm for Distributed Transaction Coordinator
* Offline Files
* Remote Registry
* Secondary Logon
* Security Center (Sử dụng lời cảnh báo nếu bạn vô hiệu hóa các dịch vụ bảo mật!)
* SSDP Discovery
* Tablet PC Input Service
* Terminal Services
* Windows Defender (Giống như cảnh báo trên!)
* Windows Error Reporting Service

8. Tối ưu hoá Registry và các dịch vụ khác:

1. Trước tiên bạn cần tải tập tin này về tại đây. Đây là một số thủ thuật đăng kí tối ưu hệ thống và bổ sung thêm một số tính năng hữu ích cho bạn. Tải tập tin về, giải nén và chạy. Khởi động lại để các thông số có tác dụng.
Nếu muốn phục hồi lại chức năng chuẩn, hãy dùng tập tin này.
2. Bước tiếp theo là bạn nhấn phải chuột lên biểu tượng Computer trên Desktop lựa chọn Properties. Tiếp theo bạn nhấn Advanced system setting sau đó nhấn nút Settings ở phần Performance.

Chương trình này sẽ mở ra cho bạn một cửa sổ khác. Tắt tất cả các lựa chọn trong mục Visual Effects, có thể để lại một số mục sau tuỳ theo nhu cầu:

* Enable desktop composition (để dùng theme Aero)
* Enable transparent glass (sử dụng hiển thị trong suốt)
* Show thumbnails instead of icons (hiện thị hình ảnh nhỏ thay vì biểu tượng chung)
* Show window contents while dragging (hiển thị nội dung cửa sổ trong khi kéo)
* Smooth edges of screen fonts (hiển thị các phông chữ mượt)
* Use drop shadows for icon labels on the desktop (sử dụng biểu tượng với bóng)
* Use visual styles on windows and buttons (nếu bạn dùng theme Aero hoặc Basic)

Trong hộp thoại trên, bạn có thể tắt bớt những tính năng sau đây bằng cách bỏ dấu chọn:
• Animate controls and elements inside windows
• Animate windows when minimizing and maximizing
• Fade or slide menus into view
• Fade or slide ToolTips into view
• Fade out menu items after clicking
• Show window contents while dragging
• Slide open combo boxes
Click OK sau khi hoàn tất.

3. Mở Windows Explorer > Organize > Folder and Search Options và kích trên thẻ View. Bây giờ bạn hãy vô hiệu hoá các lựa chọn sau đây:

* Display file size information in folder tips (hiển thị kích thước thư mục)
* Hide extensions for known file types
* Show encrypted or compressed NTFS files in color
* Show pop-up description for folder and desktop items

4. Kích chuột phải biểu tượng Computer trên Desktop và lựa chọn Manage.
Bây giờ bạn vào Services & Applications > Services. Ở đây bạn thiết lập một số dịch vụ không cần thiết sang Manual, để các dịch vụ này không tự động khởi động cùng với Windows. Vì vậy mà bạn có thể khởi động máy nhanh hơn.

Bạn có thể tắt các Service không cần thiết Windows 7 một cách an toàn:

* Application Experience
* Computer Browser (Nếu máy tính của bạn không kết nối mạng)
* Desktop Window Manager Session Manager (chỉ tắt nếu bạn không dùng Aero theme)
* Diagnostic Policy Service
* Distributed Link Tracking Client
* IP Helper
* Offline Files
* Portable Device Enumerator Service
* Print Spooler (Chỉ tắt nếu máy bạn không dùng máy in)
* Protected Storage
* Remote Registry (tắt để đảm bảo an toàn mạng)
* Secondary Logon
* Security Center
* Server (Nếu máy tính của bạn không kết nối mạng)
* Tablet PC Input Service
* TCP/IP NetBIOS Helper
* Themes (tắt khi máy tính bạn sử dụng theme Classic)
* Windows Error Reporting Service
* Windows Media Center Service Launcher
* Windows Search (Nếu không sử dụng thường xuyên chức năng tìm kiếm của Windows)
* Windows Time (Nếu bạn không muốn cập nhật giờ qua Internet)

5. Bây giờ bạn vào Run và chạy msconfig. Bạn vào thẻ Startup để vô hiệu hoá các mục không mong muốn. Bạn có vô hiệu hoá các tiện ích của card đồ hoạ, card âm thanh để tăng tốc khởi động hệ thống và hiệu suất cho Win 7.

6. Bạn hãy mở Sound nằm trong Control Panel. Bạn vào thẻ Sounds và chọn No Sounds ở phần Sound Scheme. Bạn có thể lựa chọn một số loại âm thanh yêu thích được kích hoạt, ngoại trừ thiết lập Exit Windows, Windows Logoff, Windows Logon and Start Navigation về None.

Ngoài ra bạn cũng có thể vô hiệu hoá Play Windows Startup sound để tắt âm thanh được phát tại màn hình đăng nhập.
7. Và bạn cũng đừng quên các việc sau:

* Chống phân mảnh đĩa cứng
* Chỉ cài các phần mềm khi thấy cần thiết
* Sử dụng driver mới nhất
* Thường xuyên cập nhật Windows.

(sưu tầm và tổng hợp by Lãng Khách. http://forum.bkav.com.vn).

Posted in Windows. 1 Comment »

Chụp lại màn hình làm việc trong windows


Thủ thuật này đã có từ lâu rồi nhưng hiện nay vẫn có 1 số bạn chưa biết cách sử dụng nên mình hướng dẫn như sau:
Để chụp lại màn hình bạn đang làm việc (chẳng hạn như bạn muốn cho ai đó thấy được thông báo lỗi trên máy tính của bạn thì tốt nhất là nên chụp lại màn hình thông báo lỗi đó cho người khác xem)
Bạn nhấn phím Print Screen trên bàn phím (để chụp lại toàn bộ màn hình đang hiển thị)

Hoặc tổ hợp phím Alt + Print Screen (để chụp lại màn hình đang hiển thị ngoài cùng)

Sau đó bạn bấm tiếp tổ hợp phím windows (hình lá cờ) + R (để mở nhanh công cụ Run)

Sau đó gõ mspaint và nhấn ok để mở công cụ paint

Sau đó bạn bấm tổ hợp phím Ctrl + V (để dán cái hình hồi nãy bạn mới bấm chụp)

Sau đó bạn chỉ cần chọn file -> save as là bạn đã chụp được 1 cái ảnh trên màn hình làm việc của bạn rồi đó (lưu với kiểu là .PNG hoặc .Jpeg). Tất cả các hình trong tài liệu là mình chụp lại bằng cách này đó. Chúc các bạn thành công
Chú ý: Cách làm trên áp dụng được trên tất cả các windows, trong windows có 1 công cụ nhanh hơn nhiều đó là Sniptool (ko biết có nhớ đúng tên như vậy ko :D). Các bạn tìm hiểu thêm nhé.

Download tài liệu có hình ảnh

Tắt máy nhanh hơn trong Windows XP


Bạn có thể luộc chín một quả chứng trong khi đợi Windows XP tắt máy. Nếu máy tính của bạn không biết làm cách nào để nói lời tạm biệt thì bạn nên tham khảo một số mẹo dưới đây.

Đừng tắt máy, hãy để ở trạng thái ngủ đông (Hibernate)

Chỉ có hai lý do cho việc tắt máy của Windows: để tiết kiệm điện và để khởi động lại hệ điều hành khi bạn cảm thấy nó hoạt động quá chậm chạp. Nếu không có gì thực sự tồi xảy ra thì Windows XP có thể hoạt động một cách bình thường hàng ngày hoặc thậm chí hàng tuần. Vì vậy thay bằng việc tắt hệ thống của bạn, hãy đặt cho nó ở trạng thái nằm “ngủ”.

Đặt Windows trong chế độ Hibernate thì máy tính sẽ copy các nội dung trong RAM của máy vào ổ cứng, sau đó mới tắt mọi thứ. Với việc lưu trữ này, nếu nhìn từ phương diện vật lý thì thấy phần điện đã được tắt (hai hoạt động này khá giống nhau). Sử dụng chế độ ngủ đông của XP thì khi “đánh thức” lại sẽ mất ít thời gian hơn khi kết thúc và khởi động lại.

Cách đặt như sau: Kích chuột phải vào nền màn hình, chọn Properties > tab Screen Saver > Power…, chọn tab Hibernate và tích vào phần Enable hibernation (chú ý phải đảm bảo đủ dung lượng ổ cứng) > kích OK hai lần để đóng hết cửa sổ. Khi cần sử dụng Hibernate bạn vào Turn off bình thường, tại cửa sổ Turn Off computer bạn giữ phím Shift, chữ Stand By sẽ được thay thế bằng Hibernate > kích vào nếu thấy cần.

Đóng các chương trình

Windows chỉ tự tắt sau khi tất cả các chương trình khác đã được đóng, điều đó rất mất thời gian nếu còn nhiều chương trình ứng dụng vẫn chưa được đóng. Tất nhiên, bạn có thể thực hiện đóng các ứng dụng để tăng tốc độ tắt máy tính.

Mặc dù vậy, nếu việc tắt máy là quá chậm so với bình thường thì bạn nên cố gắng đóng các chương trình đang chạy (kể cả các ứng dụng lẫn các hệ thống nằm trên system tray) trước khi tắt Windows. Hệ thống của bạn tắt nhanh hơn nếu một trong các chương trình đó đó đã được đóng.

Xem xét đến các Driver hỏng

Các driver được cài đặt không thích hợp cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng tắt máy trở nên chậm chạp. Kiểm tra để xem xét xem có driver thiết bị nào cần phải cài đặt lại không. Để thực hiện điều đó, bạn kích chuột phải vào My Computer và chọn Properties > Hardware > Device Manager. Quan sát toàn bộ xem có dấu hỏi vàng hay dấu chấm than màu đỏ hay không. Ý nghĩa của chúng như sau: dấu chấm hỏi màu vàng chỉ thị Windows đang sử dụng một driver cùng loại chứ không phải driver thích hợp với nó còn dấu chấm than màu đỏ chỉ thị rằng thiết bị này đang không làm việc.

Các driver cho card âm thanh, đồ họa, và máy in thường cần phải được cài đặt lại mỗi khi cài lại Windows. Bạn có thể vào trang web của các hãng để download driver của đúng thiết bị và sau đó tiến hành cài đặt cho máy. Thông thường thì khi bạn mua thiết bị thì sẽ được cung cấp một đĩa driver đi kèm. Cách thức tiến hành cài đặt lại cho thích hợp các driver như sau: kích chuột phải vào mục chọn nâng cấp driver trong Device Manager, chọn Update Driver, bỏ qua màn hình Wizard, chọn “No, not this time” cho câu hỏi có cần nâng cấp Windows không. Sau đó chọn tùy chọn “Specified location” khi nó xuất hiện. Sau đó bạn chọn đến file cần cài có trong các file của driver, nhấn OK để cài đặt nó. Sau khi kết thúc việc cài đặt driver bạn đóng tất cả các cửa sổ đã mở lại.

Đóng các dịch vụ đầu cuối (Terminate Terminal Services)

Các dịch vụ Terminal Service của Windows XP cũng có thể gây ra việc tắt máy chậm chạp. Nếu chưa bao giờ sử dụng máy trạm điều khiển xa thì bạn sẽ không cần đến các hỗ trợ từ xa, chuyển người dùng nhanh, máy chủ cuối và các dịch vụ Terminal Services khác. Để đóng nó bạn chọn Start > Run, đánh services.msc /s, sau đó nhấn Enter. Tìm và kích đúp vào danh sách các dịch vụ đầu cuối. (tất nhiên, nếu bạn không có các dịch vụ đầu cuối được cài đặt thì việc tắt máy chậm có thể do các nguyên nhân khác gây ra). Thay đổi “Startup type” thành Disabled hoặc Manual sau đó nhấn OK.

Không xóa bộ nhớ ảo

Nếu sử dụng Windows XP (nhưng không phải là phiên bản Home) thì bạn hoàn toàn có thể tăng tốc cho quá trình tắt máy bằng cách không xóa bộ nhớ ảo bất cứ khi nào tắt Windows. Chọn Start > Run, đánh gpedit.msc, và nhấn Enter. Vào Computer Configuration\Windows Settings\Security Settings\Local Policies\Security Options trong cửa sổ bên trái. Trong cửa sổ bên phải bạn tìm đến phần Shutdown: Clear virtual memory pagefile. Nếu tùy chọn này đã được kích hoạt, kích đúp vào nó để chọn Disabled, sau đó nhấn OK.

Giảm thời gian đợi của Windows

Bạn có thể tăng tốc độ trong qua trình tắt máy bằng việc giảm thời gian Windows đợi một chương trình dừng theo một cách đúng nghĩa trước khi tắt máy. Chọn Start > Run, đánh regedit, và nhấm Enter. Trong menu bên trái bạn vào mục HKEY_LOCAL_MACHINE\SYSTEM\CurrentControlSet\Contro l. Kích đúp vào mục WaitToKillServiceTimeout trong cửa sổ bên phải. Thiết lập giá trị này thấp hơn giá trị mặc định là 2000 (2s), có thể thành 1000 chẳng hạn, sau đó nhấn OK để khởi động lại hệ thống. Tuy nhiên việc làm này có thể ảnh hưởng đến dữ liệu mà bạn chưa lưu.

(Theo PCWorld)

Chia nhỏ file với WinRAR


“Làm thế nào để chia một file ra thành nhiều phần nhỏ hơn?”. Đó là câu hỏi mà không ít người thắc mắc. Thử đặt một vài tình huống, bạn cần gửi một file tài liệu (ví dụ như file MS PowerPoint) qua email đi đâu đó, nhưng kích thước file lớn hơn cho phép; hay có lúc bạn cần ghi một file vào đĩa CD để lưu trữ, file lớn mà kích thước đĩa có hạn v.v.. Và có thể có nhiều tình huống khác nữa. Có nhiều chương trình có thể giúp bạn thực hiện giải pháp là chia nhỏ file ra, khi sử dụng thì chỉ cần “ráp” chúng lại với nhau. Tuy nhiên, ít ai lại để ý tới tính năng này của một chương trình rất phổ biến mà hầu như máy tính nào cũng cài đặt, đó là WinRAR – phần mềm xử lý nén và giải nén tài liệu. Vậy chúng tôi xin chỉ ra cách sử dụng tính năng chia file thành các phần nhỏ với WinRAR, để nếu ai đó gặp phải những tình huống như trên thì có thể giải quyết nhanh chóng.

Thật đơn giản, bạn hãy thực hiện như sau:

– Hầu hết các máy tính đều sử dụng phần mềm WinRAR (hoặc WinZIP), tuy nhiên nếu máy tính của bạn chưa cài WinRAR, bạn có thể tìm dễ dàng với Google hoặc vào download tại địa chỉ http://www.rarlab.com/download.htm về máy và cài.

– Hãy chỉ đến thư mục hoặc file bạn muốn chia nhỏ ra nhiều phần, nhấn chuột phải, chọn “Add to archive…”.

– Cửa sổ “Archive name and parameters” hiện ra, trong ô “Archive name” bạn hãy gõ tên cho file tài liệu, giả sử là “MyFile.rar” (hoặc chỉ cần gõ “MyFile”). Trong danh sách “Split to volumes, bytes” bạn hãy gõ kích thước lớn nhất cho phần file nhỏ sau khi đã chia ra, giá trị bạn gõ vào sẽ có đơn vị là byte(s), bạn có thể chọn là kilobyte(s) hay megabyte(s) bằng cách gõ thêm vào “kb” hoặc “mb” (ví dụ: 1 mb).

– Bấm “OK”. Chương trình sẽ chia file của bạn thành các file nén nhỏ hơn, với file được chia là MyFile thì sau khi chia bạn sẽ được các file có tên là “MyFile.part1.rar”, “MyFile.part2.rar”… Bây giờ thì bạn đã có các file với dung lượng nhỏ hơn rồi đấy!

– Để giải nén và ghép các file nhỏ thành file ban đầu, bạn chỉ cần xếp các file nhỏ trên vào cùng một thư mục, từ một trong số các file đó, nháy chuột phải, chọn “Extract (…)”, chúng sẽ tự động ráp lại với nhau như ban đầu.

Các bạn có thể down winrar phiên bản mới tại đây

Download bộ font chữ hiệu ứng 3D đẹp mắt


Những font chữ đẹp không chỉ giúp văn bản độc đáo và thú vị hơn mà bạn còn có thể sử dụng chúng trong thiết kế hình ảnh, chèn vào các đoạn slide hay thiết kế nội dung nào đó… Bộ font chữ hiệu ứng 3D dưới đây có thể sẽ hữu ích cho bạn.

Download bộ font chữ hiệu ứng 3D (với hơn 40 kiểu font khác nhau) hoàn toàn miễn phí tại đây.

Hướng dẫn cài đặt font chữ:

Sau khi download, giải nén. Trước khi quyết định chọn lựa mẫu font ứng ý để cài đặt và sử dụng, bạn có thể kích đôi vào từng kiểu font để xem nội dung và phong cách của font chữ đó.

Nếu cảm thấy ưng ý với một kiểu font, bạn kích chuột phải vào font đó, chọn Install để cài đặt và sử dụng mẫu font đã chọn.

Trong trường hợp ưng ý tất cả các mẫu font có ở trên, bạn có thể copy toàn bộ các mẫu font giải nén được, và dán chúng vào thư mục Fonts theo đường dẫn ‘C:\Windows\Fonts’

Bây giờ, bạn đã có thể sử dụng những mẫu font mới được cài đặt khi soạn thảo văn bản hoặc để chèn vào các đoạn slide, các hình ảnh khi thiết kế bằng phần mềm chỉnh sửa ảnh…

Minh họa một vài kiểu font có trong bộ font

Lưu ý: Với những văn bản sử dụng kiểu font chữ này, khi gửi cho người khác, nếu máy tính người thứ 2 chưa được cài đặt những kiểu font mà bạn sử dụng, nội dung sẽ không thể hiển thị đúng kiểu font. Do vậy, bạn chỉ nên sử dụng các kiểu font này trong thiết kế (đồ họa, trang trí hình ảnh…) hoặc sử dụng trong các văn bản và in ấn (để có được những tài liệu với kiểu font độc đáo, đẹp mắt)… mà không nên sử dụng trong những văn bản được dùng để chia sẻ cho nhiều người.

15 điều người dùng máy tính nên biết


Quản Trị Mạng – Cho dù bạn là một người sử dụng công nghệ trong một thời gian dài hay chỉ là một người mới bắt tay vào sử dụng, dưới đây là 15 sự thật và thủ thuật bạn nên biết.

Bạn nghĩ mình hiểu biết về công nghệ? Nếu bạn không biết đến và sử dụng một trong 15 sự thật, thói quen và thủ thuật hiệu quả về công nghệ dưới đây, có nghĩa là bạn chưa sống đúng với tiềm năng của mình.

1. Không nên kích đúp mọi thứ: Kích đúp là cách bạn mở một thứ gì đó trong Windows. Tuy nhiên, đây không phải cách bạn có thể sử dụng để mở một đường dẫn trong trình duyệt Web, kích vào các nút trong hộp thoại dialog, hay thực hiện những điều khác. Và nếu bạn thường kích đúp theo phản xạ, bạn có thể vô tình đóng một cửa sổ nào đó quan trọng hoặc đăng kí 2 lần một mẫu đơn. Nếu không muốn nhớ tới điều này cho chính mình, hay nhắc nhở người khác.

2. Sử dụng dấu gạch chéo (/) và dấu gạch chéo ngược (\) trong trường hợp thích đáng: Hãy cùng đi thẳng vào vấn đề: / là một dấu gạch chéo và \ là dấu gạch chéo ngược. Dấu gạch chéo ngược được sử dụng trong các đường dẫn file Windows (ví dụ: C:\Program Files\Whatever) trong khi dấu gạch chéo được sử dụng trong các địa chỉ Internet (http://www.quantrimang.com/tintuc.html).

3. Ghi lại chính xác thông báo lỗi: Khi máy tính của bạn bị lỗi, nó thường cố gắng thông báo cho bạn lý do – mặc dù chỉ với một chuỗi số hoặc thông báo bạn không hiểu. Hãy cố gấng viết lại toàn bộ lỗi này (hoặc tạo bản chụp màn hình, nếu có thể). Sau đó, bạn có thể tìm kiếm lỗi này trên Google hoặc đưa nó cho người hỗ trợ công nghệ. Trong trường hợp máy tính của bạn không cung cấp thông báo lỗi, hãy truy cập Action Center (trong Control Panel) và xem nó có hiển thị ở View archived messages hoặc View problems to report.

4. Cứu sống trở lại những file đã bị xóa: Khi xóa đi một file trong máy tính hoặc thẻ nhớ, bạn không thể xóa sạch file này trên ổ đĩa. Thay vào đó, đây chỉ là loại bỏ thông tin bảng liệt kê để thông báo với máy tính nơi đặt file. Lúc này, máy tính sẽ làm trống rỗng một phần ổ đĩa đã chứa file này, cũng như cho phép bạn copy file khác vào đó. Nếu chẳng may bạn xóa lầm một file nào đó, các công cụ khôi phục file như Recuva có thể giúp bạn tìm kiếm lại những file này, nhưng chỉ trong trường hợp bạn chưa ghi đè lên ổ đĩa file mới.

5. Xóa toàn bộ ổ cứng trước khi bỏ/ bán máy tính cũ : Do máy tính của bạn không hoàn toàn loại bỏ các file bạn đã xóa, bạn không thể chỉ định dạng lại ổ đĩa trước khi tái sử dụng hoặc bán chiếc máy tính cũ của bạn, bởi ai đó có thể sử dụng những ứng dụng không phục dữ liệu bị xóa để khôi phục lại các dữ liệu quan trọng của bạn. vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn đã xóa hoàn toàn ổ đĩa của mình trước khi loại bỏ nó.

6. Không tích vào các hộp trước khi cài đặt: Có rất nhiều ứng dụng tiện ích ngoài chức năng chính còn đưa cho bạn lựa chọn cài đặt thanh công cụ tìm kiếm và các add-on khác và một số ứng dụng được cấu hình cài đặt một số phần không liên quan trừ phi bạn tích vào hộp thoại rằng bạn không muốn sử dụng chúng. Không chỉ là add-on, máy tính của bạn còn phải chạy những phần mềm, ứng dụng khác mà bạn không biết chúng sẽ gửi đi dữ liệu gì của bạn. Chúng được bao gồm trong ứng dụng bởi chúng trả tiền cho nhà lập trình ứng dụng, không phải bởi chúng thực sự tiện ích. Vì vậy, hãy xem xét cẩn thận về những gì bạn đang cài đặt trước khi kích Install để trình cài đặt này không thay đổi công cụ tìm kiếm của bạn hoặc cài đặt một số ứng dụng bạn không cần tới.

7. Cẩn thận với virus ẩn trong file tài liệu Office: Những người sử dụng Microsoft Office kinh nghiệm có thể tận dụng built-in Visual Basic của chương trình này để hỗ trợ tự động các tác vụ phức tạp. Tuy nhiên, những kẻ chuyên tạo ra mã độc có thể sử dụng những công cụ tương tự để tạo ra virus có khả năng gây phiền nhiễu cho công việc của bạn cũng như có thể lây lan và quấy nhiễu đồng nghiệp bạn. Mặc định, Office được đặt Disable với tất cả các macros và thông báo với bạn khi tài liệu bạn đang sử dụng có chứa chúng (để thay đổi cài đặt này, trong Word chọn Word Options > Trust Center > Trust Center Settings > Macro Settings) và bạn được an toàn.

8. Hãy nghi ngờ với những ứng dụng Be skeptical of “cleaning” apps: Các ứng dụng có thông báo không rõ rang về việc nâng cấp hoạt động máy tính của bạn và xóa bỏ những lộn xộn trong máy tính sẽ có “khả năng” gây hại hơn là thực hiện các điều tốt. Để làm sạch hệ thống của bạn, chỉ cần chạy Disk Cleanup (để sử dụng, chọn Start Menu > All programs > Accessories > System Tools) công cụ này sẽ hiển thị với Windows installation và sẽ không làm náo loạn máy tính của bạn.

9. Gỡ bỏ các ứng dụng cũ: Nếu bạn thường xuyên tải và cài đặt ứng dụng mới từ Internet, bạn nên thực hiện thói quen “tỉa” bớt bộ sưu tập ứng dụng của mình. Để thực hiện điều này, chỉ cần mở Programs and Features control panel, xem xét danh sách và kích vào Uninstall để tháo gỡ ứng dụng bạn không cần sử dụng nữa. Ngoài ra, Bạn cũng nên xem qua trong C:/Program Files/ folder để tìm kiếm một số ứng dụng không còn tác dụng gì với bạn. Càng ít lộn xộn trong máy tính, càng ít khả năng máy tính gặp vấn đề.

10. Cứu máy trong khi bị chất lỏng chảy vào: Khi máy tính của bạn gặp vấn đề lớn, ví như có nước chảy vào máy tính, bạn sẽ phải ngăn chặn việc mất dữ liệu và giữ cho motherboard không bị cháy. Thay vì hoảng loạn, hãy nhanh chóng tắt nguồn, tháo pin – không cần chờ Windows tắt hoàn toàn. Tiếp đến, tháo gỡ tất cả những thứ gì đang kết nối với máy tính của bạn (dây mạng, thiết bị cắm ngoài) và tháo bỏ những thiết bị có thể tháo như ổ cứng. Nghiêng laptop để nước có thể chảy ra ngoài. Tuy nhiên, bạn cũng phải chú ý cho nước chảy ra theo hướng thuận lợi nhất, nếu không, nước có thể chảy vào máy tính của bạn nhiều hơn. Nếu chất lỏng ở trên bề mặt laptop, bạn có thể thấm nhẹ với vải. Tại thời điểm đó, nếu bạn biết cách tháo máy ra và lau sạch bên trong thì hãy tự làm. Nếu không, hãy mang máy đi sửa.

11. Turn down UAC: Cả Windows 7 và Windows Vista đều có chức năng bảo mật là User Account Control, làm mờ màn hình và hiển thị một hộp thoại dialog mỗi khi bạn cài đặt một ứng dụng hoặc thay đổi cài đặt hệ điều hành. Mặc dù chắc năng này tiện ích đối với các ứng dụng lén lút cài đặt hoặc tạo thay đổi trong máy tính của bạn mà bạn không biết, nó vẫn thực sự gây phiền nhiễu. Nếu bạn sử dụng Windows Vista, chọn TweakUAC để biến nó trở nên bớt phiền nhiễu hơn mà không tắt chức năng này đi. Còn nếu bạn đang sử dụng Windows 7, cài đặt mặc định cũng không phải là tồi. Tuy nhiên, bạn vẫn nên vào User Accounts control panel, kích User Account Control settings và thay đổi cài đặt tại đây, để UAC vẫn thông báo cho bạn nhưng không làm mờ màn hình.

12. Không sử dụng tài khoản admin: Rất nhiều người sử dụng máy tính có thói quen làm việc sử dụng tài khoản người quản trị – administrator, đặc biệt với Windows XP. Làm như vậy có thể tránh được việc thoát ra, đăng nhập lại nhiều lần mỗi khi muốn cài đặt một ứng dụng hoặc thực hiện một thay đổi. Tuy nhiên, thói quen này lại tạo ra nhiều cơ hội tấn công hơn cho virus và malware. Vì vậy, bạn không nên đăng nhập với tài khoản admin.

13. Hiển thị bảng Control Panel theo icon: Hiển thị Control Panel theo mục sẽ tiện lợi hơn nếu bạn phải sử dụng nhiều lựa chọn khác nhau, nhưng nó cũng gây khó khăn trong việc tìm kiếm, nhất là khi bạn đang tìm kiếm một chỉ lệnh cụ thể có liên quan tới control panel theo tên. Kích vào Classic view ở bên trái (trong Vista) hoặc chọn Large Icons trong menu View by drop down ở bên phải (trong Windows 7) và bạn có thể truy cập toàn bộ bảng control panel.

14. Dọn khay hệ thống: Ứng dụng thường tự đặt chúng trong khay hệ thống (một hang icon ở bên phải thanh taskbar). Hãy bỏ một chút thời gian để thường xuyên loại bỏ chúng. Mở Notification Area Icons trong control panel, tích vào hộp thoại Always show all icons and notifications on the taskbar ở cuối trang để biết được sự lộn xộn trong khay hệ thống. Phải chuột vào mỗi icon của ứng dụng bạn không cần và chọn Close. Điều này sẽ tốt cho RAM của bạn.

15. Quản lý cài đặt điện năng: Nếu bạn đang sử dụng một chiếc máy tính xách tay, bạn sẽ muốn tìm hiểu cách thay đổi cài đặt điện năng để máy tính của bạn không lãng phí pin mỗi khi bạn muốn bảo trì máy, máy không chậm khi bạn cần nó chạy nhanh, và máy không “đi ngủ” trong những lúc quan trọng. Mở Power Options trong control panel, chọn một trong số những lựa chọn đã được cấu hình trước có chứa những cấu hình khác nhau. Nếu muốn có cài đặt cao cấp, kích vào Change plan settings > Change advanced settings. Tại đây bạn sẽ thấy lựa chọn cụ thể có liên quan tới pin của bạn, cạc đồ họa, Wi-Fi radio,…

Thay đổi thư mục lưu trữ mặc định trong Windows 7


Nếu để ý kỹ, chắc bạn sẽ thấy khi lưu file dữ liệu vào Windows 7 library qua hộp thoại Save As, và đôi khi quá trình này sẽ gây ra sự bất tiện cho người sử dụng. Sau đây, Quản Trị Mạng sẽ giới thiệu với các bạn cách thay đổi thư mục lưu trữ mặc định này.

Ví dụ, khi tiến hành soạn thảo văn bản Word và sử dụng chức năng Save As, mặc định chương trình sẽ tự động trỏ vào thư mục My Documents của người sử dụng:

Cách thứ nhất

Tại hộp thoại Save as này, bạn sẽ thấy lựa chọn Includes 3 locations để truy cập vào bảng thuộc tính lưu trữ:

Tại đây, người dùng có thể dễ dàng thêm, xóa các thư viện lưu trữ gốc, nếu muốn chọn thư mục nào để lưu trữ ở chế độ mặc định, kích chuột phải vào đó và chọn Set as default save location:

Cách thứ 2

Hoặc bạn có thể sử dụng theo cách sau, mở Windows Explorer, chọn thư mục gốc của Libraries tương ứng, kích chuột phải lên bất kỳ các libraries nào và chọn tiếp Properties:

Và tương tự như cách trên, chọn nơi lưu trữ mong muốn và nhấn nút Set save location:

Trên đây là 1 số mẹo nhỏ để thay đổi thư mục, thư viện lưu trữ gốc khi thao tác với các văn bản, dữ liệu… chỉ với vài thao tác vô cùng đơn giản. Chúc các bạn thành công!
T.Anh (theo HowToGeek)

Hướng dẫn tạo USB có chức năng boot – Hiren’s BootCD From USB Flash Drive


Hiren’s BootCD From USB Flash Drive (USB Pen Drive)

Step 1
Connect USB Pen Drive (512MB or more)

Step 2
Download and Run USB Disk Storage Format USB Disk Storage Format usb_format.zip (34KB)

Step 3
Download grubinst_gui Grub 4 Dos grub4dos.zip (164KB) and Run as Administrator

Step 4
Copy grldr and menu.lst (from HBCD folder) to the usb drive
<img alt="" src="http://www.hiren.info/images/usbboot2.gif&quot; class="aligncenter" width="450" height="234"

Step 5
Insert the BootCD (9.7 or newer) in the CD Drive and Copy everything from CD to USB Flash Drive

Step 6
Test Your USB Drive (read bottom of the page for troubleshoot)

Bài viết tiếng anh mình lười dịch có thắc mắc gì các bạn cứ để lại comment

???

Nucleus Kernel for FAT and NTF 4.3 – Khôi Phục Dữ Liệu Bị Format cực hay


A: Alo, chiều nay rảnh không, qua giúp tao tí đi.
B: Có gì không?
A: Tao bung ghost nhưng sao ổ đĩa D của tao đâu mất tiêu tiêu rồi, trong đó có 1 số dữ liệu quan trọng lắm
B: ok, để chiều ghé làm giúp cho

Đó là cuộc nói chuyện giữa tôi và bạn tôi. Khi tôi qua làm cho nó tôi thử dùng recovery my file nhưng không thành công, thế là bắt đầu google mà tìm soft khắc phục và thế là tìm được thằng tôi nói ở trên. sau khi cài đặt và chạy chương trình 1 hồi nó lấy lại nguyên 1 đống data, khỏi nói củng biết thằng bạn tôi nó mừng như thế nào rồi (do nó bung ghost nhầm chế độ disk to disk, hihi). Nhưng có 1 vấn để là nhưng file word đọc không được bị lỗi file lung tung hết, mấy file pdf thì ok ( vì thế mình khuyên nên save as thành pdf những file quan trọng).

Dưới đây là 1 ít thông tin của 1 người đã từng bị mất dữ liệu như trường hợp trên

may mán cho mình là mình đã tìm được 1 phần mềm khôi phục dữ liệu bị format mà minh cho rằng không thể hoàn hảo hơn đó là Nucleus Kernel for FAT and NTFS. bạn có tin không sau khi cài đặt và search nó đã tìm ra các phân vùng bị format và một điều không thể tin được là tất cả các thư mục tâp tịn mà mình bị mất hiện lên như chưa hề bị gì và kết quả là mình đã tìm lại được khoảng 80% dữ liệu đã mất.Đây là số dữ liệu khôi phục được mà chất lượng vẫn không thay đổi so với trước khi bị format.Còn tổng dung lượng mà mình khôi phục được thì hơn 90% dubg lượng ổ cứng mình đã dùng phần mềm này và những gì mình viết trên đây thì chỉ có thử các bạn mơi thấy hết những gì mình viết là đúng như thế.

Download tại đây. Không được tự nhiện format rùi dùng soft này lấy lại nghen (trừ trường hợp lỡ tay format hoặc đã backup dữ liệu của mình ở nơi nào đó). Không chịu trách nhiệm trước những tester không chuyên nghiệp

Các lệnh từ hộp thoại Run


Hộp thoại Run cho phép bạn khởi động nhanh các chương trình ứng dụng trong Windows. Cũng thông qua hộp thoại Run, bạn có thể chạy nhiều ứng dụng ẩn hữu ích khác mà không mất nhiều thời gian tìm kiếm file thực thi của chúng.
1. Một số lệnh thông dụng để chạy chương trình từ hộp thoại Run:

Bạn có thể truy xuất tới các chương trình cài trong máy tính của bạn thông qua menu Start>All Programs>…>… Tuy nhiên cách làm như vậy có vẻ tốn thời gian. Và không phải mọi chương trình đều hiện diện trên đó. Bạn có thể chạy các chương trình nhanh hơn hoặc mở các chương trình ẩn bằng cách mở hộp thoại Run, sau đó điền vào các lệnh sau để mở các chương trình tương ứng.

devmgmt.msc = Device Manager
msinfo32 = System Information
cleanmgr = Disk Cleanup
ntbackup = Backup or Restore Wizard (Windows Backup Utility)
mmc = Microsoft Management Console
notepad = Notepad
wordpad = Wordpad
calc = Calculator
msmsgs = Windows Messenger
mspaint = Microsoft Paint
wmplayer = Windows Media Player
rstrui = System Restore
control = Control Panel
control printers = Printers and Faxes

Nếu trên máy bạn có cài sẵn MS Office bạn có thể dùng các lệnh sau để khởi động các chương trình trong bộ MS Office.

excel = Microsoft Excel
msaccess = Microsoft Access
powerpnt = Microsoft Powerpoint
winword = Microsoft Word
frontpg = Microsoft Frontpage

2. Chạy mọi ứng dụng với hộp thoại Run:

Ở trên, bạn đã có thể chạy được Microsoft Excel , Microsoft Access, Microsoft Powerpoint, Microsoft Word, Microsoft Frontpage, NotePad, Windows Messenger, Windows Media Player,… từ hộp thoại Run. Đó là vì chúng là những chương trình tiện ích đi kèm với Windows, còn các ứng dụng khác thì bạn sẽ không thể chạy chúng bằng cách đó. Tuy nhiên với một thủ thuật nhỏ dưới đây, bạn có thể chạy mọi ứng dụng khác thông qua hộp thoại Run:

-Khởi động Registry Editor (Start>Run>”regedit”), tìm đến khoá: HKEY_LOCAL_MACHINE\ SOFTWARE\Microsoft\ Windows\CurrentVersion\App Paths

Nhấn chuột phải lên App Paths, chọn New > Key. Đặt tên cho khóa mới tuỳ ý có dạng tên_chương_trình.exe, miễn sao gợi nhớ tới chương trình cần chạy là được.
Ví dụ tôi cần chạy chương trình VirtualDrive nên tôi gọi là VirtualDrive.exe.

Nhấp đúp vào khoá mới tạo, trong phần cửa sổ bên phải, nhấp đúp chuột vào Default. Điền vào đường dẫn của chương trình trong trường Value Data, trong trường hợp ví dụ của tôi là: “C:\Program Files\FarStone\VDPPro\VDPProBrowse.exe”

Làm tương tự cho các ứng dụng khác. Từ bây giờ bạn đã có thể chạy các chương trình này trong hộp thoại Run bằng cách gõ tắt.
Bạn cũng có thể chỉnh sửa các giá trị đã tồn tại, ví dụ bạn muốn gõ word để chạy Microsoft Word thay vì winword như mặc định, bạn chỉnh sửa khoá ‘Winword.exe’ thành ‘word.exe’.

3. Xoá các lệnh đã dùng trong hộp thoại Run:

Khi bạn dùng hộp thoại Run để chạy các chương trình, lâu ngày sẽ có quá nhiều dòng lệnh, bạn có thể xoá chúng bằng cách dưới đây:
Nháy chuột phải lên thanh Taskbar chọn Properties. Trong cửa sổ Taskbar and Start Menu Properties xuất hiện, chuyển sang thẻ Start Menu, nhấn chọn Customize. Nếu bạn dùng Classic Start Menu nhấn Clear để xoá. Còn nếu bạn dùng Start Menu thì bấm Clear List trong thẻ Advanced để xoá.

4. Một số lệnh khác:

– Accessibility Controls ( chương trình cơ bản có trong Win) = access.cpl
– Add Hardware Wizard ( tự động dò tìm phần cứng) = hdwwiz.cpl
– Add/Remove Programs ( thêm hoặc gỡ chương trình) = appwiz.cpl
– Administrative Tools ( công cụ quản trị) = control admintools
– Automatic Updates ( tự động cập nhật) = wuaucpl.cpl
– Bluetooth Transfer Wizard ( khởi động Bluetooth) = fsquirt
– Calculator ( máy tính ) = calc
– Certificate Manager = certmgr.msc
– Character Map ( bảng ký tự) = charmap
– Check Disk Utility ( kiểm tra đĩa) = chkdsk
– Clipboard Viewer ( mở clipboard) = clipbrd
– Command Prompt (mở cửa sổ Dos) = cmd
– Component Services ( quản lý các thành phần ) = dcomcnfg
– Computer Management (quản lý máy) = compmgmt.msc
– Date and Time Properties ( thuộc tính ngày giờ) = timedate.cpl
– DDE Shares ( chia sẻ DDE) = ddeshare
– Device Manager ( quản lý thiết bị = devmgmt.msc
– Direct X Control Panel (If Installed)* = directx.cpl
– Direct X Troubleshooter = dxdiag
– Disk Cleanup Utility ( quét rác) = cleanmgr
– Disk Defragment ( chống phân mảnh đĩa) = dfrg.msc
– Disk Management (quản lý đĩa) = diskmgmt.msc
– Disk Partition Manager (quản lý phân vùng) = diskpart
– Display Properties = control desktop
– Display Properties = desk.cpl
– Display Properties (w/Appearance Tab Preselected) = control color
– Dr. Watson System Troubleshooting Utility (sử lý lỗi hệ thống) = drwtsn32
– Driver Verifier Utility = verifier
– Event Viewer = eventvwr.msc
– File Signature Verification Tool = sigverif
– Findfast = findfast.cpl
– Folders Properties = control folders
– Fonts = control fonts
– Fonts Folder = fonts
– Free Cell Card Game = freecell
– Game Controllers = joy.cpl
– Group Policy Editor (XP Prof) = gpedit.msc
– Hearts Card Game = mshearts
– Iexpress Wizard = iexpress
– Indexing Service = ciadv.msc
– Internet Properties = inetcpl.cpl
– IP Configuration (Display Connection Configuration) = ipconfig /all
– IP Configuration (Display DNS Cache Contents) = ipconfig /displaydns
– IP Configuration (Delete DNS Cache Contents) = ipconfig /flushdns
– IP Configuration (Release All Connections) = ipconfig /release
– IP Configuration (Renew All Connections) = ipconfig /renew
– IP Configuration (Refreshes DHCP & Re-Registers DNS) = ipconfig /registerdns
– IP Configuration (Display DHCP Class ID) = ipconfig /showclassid
– IP Configuration (Modifies DHCP Class ID) = ipconfig /setclassid
– Java Control Panel (If Installed) = jpicpl32.cpl
– Java Control Panel (If Installed) = javaws
– Keyboard Properties = control keyboard
– Local Security Settings = secpol.msc
– Local Users and Groups = lusrmgr.msc
– Logs You Out Of Windows = logoff
– Microsoft Chat = winchat
– Minesweeper Game = winmine
– Mouse Properties = control mouse
– Mouse Properties = main.cpl
– Network Connections = control netconnections
– Network Connections = ncpa.cpl
– Network Setup Wizard = netsetup.cpl
– Notepad = notepad
– Nview Desktop Manager (If Installed) = nvtuicpl.cpl
– Object Packager = packager
– ODBC Data Source Administrator = odbccp32.cpl
– On Screen Keyboard = osk
– Opens AC3 Filter (If Installed) = ac3filter.cpl
– Password Properties = password.cpl
– Performance Monitor = perfmon.msc
– Performance Monitor = perfmon
– Phone and Modem Options = telephon.cpl
– Power Configuration = powercfg.cpl
– Printers and Faxes = control printers
– Printers Folder = printers
– Private Character Editor = eudcedit
– Quicktime (If Installed) = QuickTime.cpl
– Regional Settings = intl.cpl
– Registry Editor = regedit
– Registry Editor = regedit32
– Remote Desktop = mstsc
– Removable Storage = ntmsmgr.msc
– Removable Storage Operator Requests = ntmsoprq.msc
– Resultant Set of Policy (XP Prof) = rsop.msc
– Scanners and Cameras = sticpl.cpl
– Scheduled Tasks = control schedtasks
– Security Center = wscui.cpl
– Services = services.msc
– Shared Folders = fsmgmt.msc
– Shuts Down Windows = shutdown /s
– Sounds and Audio = mmsys.cpl
– Spider Solitare Card Game = spider
– SQL Client Configuration = cliconfg
– System Configuration Editor = sysedit
– System Configuration Utility = msconfig
– System File Checker Utility (Scan Immediately)= sfc /scannow
– System File Checker Utility (Scan Once At Next Boot) = sfc /scanonce
– System File Checker Utility (Scan On Every Boot) = sfc /scanboot
– System File Checker Utility (Return to Default Setting) = sfc /revert
– System File Checker Utility (Purge File Cache) = sfc /purgecache
– System File Checker Utility (Set Cache Size to size x) = sfc /cachesize=x
– System Properties = sysdm.cpl
– Task Manager = taskmgr
– Telnet Client = telnet
– User Account Management = nusrmgr.cpl
– Utility Manager = utilman
– Windows Firewall ( tường lửa) = firewall.cpl
– Windows Magnifier = magnify
– Windows Management Infrastructure = wmimgmt.msc
– Windows System Security Tool ( công cụ bảo mật) = syskey
– Windows Update Launches = wupdmgr
– Windows XP Tour Wizard = tourstart

—————
Sưu tầm

Chụp lại màn hình làm việc trên MacBook


Những gì mình viết trong bài này có thể nhiều bạn đã biết rồi, và cũng có thể đã thành thạo những thao tác này rồi. Tuy nhiên, mình vẫn muốn viết lại, vì mình thấy vẫn có nhiều bạn hỏi về vấn đề này. Trong bài này mình sẽ trình bày tất cả các thủ thuật để chụp ảnh màn hình làm việc của bạn.
Trên bàn phím máy Mac không hề có sự tồn tại của phím Print Screen như những bàn phím PC khác. Vì thế, các bạn sẽ gặp không ít rắc rối khi vừa chuyển sang sử dụng máy tính cũng như hệ điều hành MAC. Nhưng các bạn đừng lo lắng, vì việc chụp ảnh màn hình trên MAC đơn giản hơn trên những hệ điều hành khác rất nhiều, bất chấp sự vắng mặt của phím Print Screen.
Để chụp toàn bộ “quang cảnh” làm việc của bạn (tức là những gì bạn thấy trên màn hình làm việc của mình sẽ được chụp lại và lưu ngay trên màn hình làm việc dưới dạng tập tin .png), bạn sử dụng tổ hợp phím Shift + Command (Táo) + 3. Sau khi nhấn tổ hợp phím này, nhả tất cả ra, bạn sẽ thấy trên màn hình làm việc xuất hiện một tập tin ảnh theo dạng “Picture 1.png”.
Ví dụ như đây là màn hình làm việc của mình
Còn nếu bạn không muốn chụp hết cả màn hình mà chỉ muốn chụp một phần nào đó trên màn hình thôi thì Mac OS X cũng cung cấp cho bạn một tổ hợp phím khác cũng dễ dàng không kém, bạn chỉ cần nhấn Shift + Command (Táo) + 4. Sau khi nhả tổ hợp phím này ra, bạn sẽ thấy con trỏ chuột thay đổi, công việc còn lại của bạn chỉ là giữ chuột và kéo để chọn vùng nào bạn muốn chụp lại.
Hình trên chính là một ví dụ mình chụp một phần màn hình làm việc.
Hơn thế nữa, nếu bạn muốn chụp một cửa sổ nào đó bạn đang làm việc trên máy, mà lại không muốn phải mất thời gian kéo chuột để chọn vùng của cửa sổ này. Mac OS X làm cho công việc của bạn dễ dàng hơn bao giờ hết. Bạn lại sử dụng tổ hợp phím Shift + Command (Táo) + 4, và bạn lạ tiếp tục nhấn phím Space Bar. Sau đó, con trỏ chuột sẽ biến thành biểu tượng một máy chụp hình, bạn chỉ cần nhấn chuột vào cửa sổ nào bạn muốn chụp. Thế là cái bạn cần đã xuất hiện ngay trên màn hình làm việc. Bạn hãy xem hình dưới đây mà mình đã chụp bằng cách này nhé.
Bạn thấy là không những chụp cửa sổ đó mà bạn còn có được luôn hiệu ứng bóng đổ của cửa sổ đó nữa.
Tuy nhiên, sự xuất hiện của các tập tin ảnh trên màn hình làm việc lại làm cho bạn cảm thấy khó chịu, hoặc đơn giản bạn chỉ muốn chụp màn hình để dán vào đâu đó chứ không có nhu cầu sử dụng lại. Để làm được điều này thì bạn chỉ cần thêm phím control vào tổ hợp phím bạn sử dụng để chụp màn hình. Ví dụ, bạn nhấn Control + Shift + Command (Táo) + 3 để chụp toàn bộ màn hình, thì tập tin ảnh sẽ không xuất hiện trên màn hình chính nữa. Nó sẽ được lưu trong Clipboard, bạn có thể dán vào bất kỳ đâu.